Báo cáo hoạt động của văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam
Hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, các văn phòng đại diện của doanh nghiệp chấp hành sự quản lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong đó yêu cầu đặt ra đối với đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp nước ngoài có phần nghiêm ngặt hơn để đảm bảo quản lý hợp lí. Một vấn đề văn phòng đại diện nước ngoài khi đăng ký hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam cần chú ý đó là thực hiện báo cáo hàng năm nội dung hoạt động của mình. Đơn vị báo cáo chậm hay không thực hiện chế độ báo cáo phải chịu chế tài theo quy định của pháp luật, trong đó mức tiền phạt có thể lên đến 20.000.000 đồng, cùng ảnh hưởng tới hoạt động lâu dài của chính văn phòng đại diện.

Do đó,
Công ty luật Lincon xin hướng dẫn một số vấn đề cơ bản về báo cáo hoạt động của văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam như sau:
STT | Nội Dung | Thông Tin |
1 | Thời gian thực hiện báo cáo | Trước ngày 30 tháng 01 hàng năm |
2 | Nội dung báo cáo | - Nhân Sự: + Người đứng đầu và lao động làm việc tại văn phòng đại diện nước ngoài + Lao động tại văn phòng đại diện nước ngoài + Tình hình thay đổi nhân sự trong năm + Tình hình thực hiện chế độ đối với người lao động làm việc tại văn phòng đại diện nước ngoài (lương, thưởng...) - Hoạt động của văn phòng đại diện nước ngoài: + Nội dung hoạt động theo giấy phép + Tình hình hoạt đọng thực tế trong năm + Các hoạt động khác |
3 | Hồ sơ | - Báo cáo hoạt động của văn phòng đại diện nước ngoài (theo mẫu của Bộ Công Thương) - Tài liệu, giải trình liên quan nếu cơ quan có thẩm quyền yêu cầu. - Sở công thương tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với văn phòng đại diện nằm ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao - Ban quản lý đối với văn phòng đại diện nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao |
Khách hàng cần thêm thông tin chi tiết xin liên hệ Nghị định 50/2016/NĐ-CP
Nghị định 07/2016/NĐ-CP