Bước 1: Quyết định giải thể, sáp nhập, phá sản
- Đối với những doanh nghiệp Nhà nước, các tổ chức kinh tế Đảng, đoàn thể, đơn vị sự nghiệp, lực lượng vũ trang, công ty cổ phần một thành viên thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định về việc giải thể, sáp nhập, cổ phần hoá.
- Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài : Cơ quan cấp phép ra thông báo hết hiệu lực giấy phép.
- Đối với công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã thì doanh nghiệp tự ra quyết định giải thể.
Trường hợp phá sản phải do toà án tuyên bố.
Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày có quyết định giải thể, sáp nhập, cổ phần hoá, phá sản…. doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan thuế biết.
Bước 2: Thanh lý tài sản.
Việc thanh lý tài sản, kho tàng… phải được thực hiện trước khi thanh huỷ hoá đơn và đảm bảo rằng doanh nghiệp không còn gì để bán nữa. Tài sản khi đưa vào vốn kinh doanh và hàng tồn kho… đã được tính khấu trừ thuế GTGT đầu vào, khi bán thanh lý phải bao gồm thuế GTGT đầu ra để nộp lại ngân sách nhà nước.
Bước 3: Thanh huỷ hoá đơn.
Sau khi thanh lý hết tài sản, kho hàng…, doanh nghiệp liên hệ với cơ quan thuế để lập biên bản thanh huỷ hoá đơn theo đúng qui định về việc thanh huỷ hoá đơn.
Bước 4: Quyết toán thuế và nộp hết số thuế còn phải nộp.
Doanh nghiệp thực hiện báo cáo quyết toán thuế và trong thời hạn 10 ngày phải nộp hết số thuế còn phải nộp. Hồ sơ báo cáo quyết toán thuế và giấy nộp tiền được gửi ngay cho cơ quan thuế.
Bước 5: Cơ quan thuế thụ lý hồ sơ, tiến hành kiểm tra (nếu có phát hiện thêm cơ quan thuế sẽ ra quyết định xử lý truy thu và phạt, doanh nghiệp nộp bổ sung lần sau cùng)
Bước 6: Doanh nghiệp nộp hồ sơ khoá mã số thuế cho cơ quan thuế, cơ quan thuế sẽ cấp cho doanh nghiệp “Giấy chứng nhận đã hoàn tất thủ tục khoá mã số thuế”. Sau đó doanh nghiệp tiến hành hoàn trã giấy phép và con dấu cho cơ quan có thẩm quyền đã cấp.